Muốn đạt được thành công trong cuộc sống, ai cũng cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy ý chí nghị lực là gì? Tại sao chúng lại quan trọng? Có cách nào rèn luyện được ý chí của con người hay không? Hãy cùng Điện máy Ba Miền chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây!
Ý chí nghị lực là gì?
“Ý chí” là từ được dùng để diễn tả sự bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của một người với mục tiêu mà họ đề ra, là khả năng điều hướng mọi hành động của bản thân nhằm đạt được mục đích đó. “Nghị lực” là sức mạnh tinh thần, được thể hiện qua thái độ kiên quyết, dám đối mặt và không chùn bước trước những khó khăn.
Như vậy, ta có thể hiểu “ý chí nghị lực” chính là khả năng tự chủ, tự xác định được mục đích cho từng hành động và hướng đi của bản thân, đồng thời kiên quyết thực hiện chúng đến cùng.
Ý chí nghị lực là món quà vô giá của mỗi con người
Đặc điểm của ý chí nghị lực
Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật nhất của người có ý chí nghị lực, mời bạn tham khảo:
- Kiên trì
Những người luôn kiên định trước những nghịch cảnh mà cuộc sống đem lại đều là những người có ý chí kiên cường. Do đó, chúng thường thấy những học sinh nghèo vượt khó hoặc những người khiếm khuyết nhưng vẫn cố gắng, không ngừng vươn lên trong cuộc sống được khen là “người có ý chí”.
Sự kiên trì sẽ giúp ta đạt được mục đích của bản thân nhanh hơn
- Sống có mục tiêu
Người có ý chí là người biết đề ra các mục tiêu lớn nhỏ trong cuộc đời mình, đồng thời kiểm soát chặt chẽ được các hành vi để đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của chúng và mục tiêu cũng vậy. Tùy vào lý tưởng sống, môi trường sống mà mỗi người sẽ có những mục tiêu, đích đến cuộc đời khác nhau.
Ví dụ: Ý chí của những người chiến sĩ sẽ không thể giống với ý chí của những kẻ chuyên cướp của, giết người. Nguyên nhân là bởi, những người chiến sĩ đã đặt mục tiêu bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, còn mục tiêu của kẻ cướp lại khiến người dân lao đao, khốn khổ vì những hành động “vô nhân tính”, thiếu suy nghĩ của mình.
Do đó, gia đình và nhà trường cần thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, giúp các em trở thành người có ý chí, có những mục tiêu cao đẹp ngay từ nhỏ.
Suy tư là gì? Khái niệm, đặc điểm của suy tư
Câu nói hay về ý chí nghị lực
- Độc lập
Độc lập là năng lực quyết định và thực hiện các mục tiêu đã dự tính mà không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác.
Tuy nhiên, độc lập không giống với bướng bỉnh, bảo thủ vì họ ý thức được bản thân đang làm gì, nên làm gì, đồng thời vẫn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ mọi người (nếu đúng); nhằm giúp bản thân phát triển nhanh hơn trên con đường đã chọn.
- Quyết đoán
Nếu không tồn tại sự quyết đoán trong ý chí thì có lẽ chúng ta sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng tròn do dự và hoài nghi. Khi đó, chắc chắn ta sẽ không thể thực hiện được các kế hoạch đề ra một cách hoàn hảo được. Hoặc, thậm chí những quyết đoán không được thực hiện một cách kịp thời sẽ làm cho hành động ấy trở nên vô nghĩa.
Tuy nhiên, quyết đoán không đồng nghĩa với việc lúc nào chúng ta cũng phải đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, vì đôi khi do quá vội vàng nên ta sẽ có những phán đoán và hành động thiếu cân nhắc.
- Tự chủ
Người có tính tự chủ tốt sẽ là người kiểm soát được những suy nghĩ từ bên trong.
Ngoài ra, tính tự chủ còn giúp chúng ta khá nhiều trong việc kìm nén và điều chỉnh được cảm xúc của mình; giúp giảm thiểu tối đa những quyết định sai lầm hoặc lời nói tiêu cực trong lúc nóng giận.
4 cách rèn luyện ý chí nghị lực cho bản thân
Để trở thành người có ý chí nghị lực, chúng ta cần:
- Dám đối diện sửa sai
Tùy vào cách nhìn và ý chí của từng người mà chúng ta sẽ có những ứng xử khác nhau trước những sai lầm của bản thân mình. Có thể đối với người ngày, sai lầm là những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Thế nhưng với người khác, sai lầm lại trở thành nỗi ám ảnh, khiến họ mãi thu mình trong vùng an toàn, không dám mạo hiểm thêm lần nào nữa.
Suy cho cùng, để trưởng thành hơn trong cuộc sống, chúng ta buộc phải biết nhìn nhận, đối diện với những cái sai của bản thân để sửa chữa và tiếp tục phấn đấu trên con đường tương lai phía trước.
- Chia nhỏ các kế hoạch và kiên trì thực hiện
Thay vì ôm đồm quá nhiều việc trong một thời gian ngắn, bạn nên chia nhỏ mục tiêu thành từng đầu mục công việc trong khoảng thời gian nhất định. Việc hoàn thành mục tiêu theo kiểu cuốn chiếu này sẽ giúp bạn “dễ thở” hơn và sớm đạt được những thành quả tốt đẹp.
Ca dao tục ngữ về ý chí nghị lực bất diệt
- Rèn luyện sức khỏe
Nghe có vẻ không mấy liên quan tới ý chí con người, thế những việc rèn luyện sức khỏe mỗi ngày không chỉ giúp bản thân khỏe mạnh mà còn giúp duy trì trạng thái hứng khởi, kích thích sản sinh ý chí bất diệt để phục vụ cho các mục tiêu lâu dài khác trong tương lai.
- Giao lưu & kết bạn nhiều hơn
Nếu nhận thấy bản thân là người gặp quá nhiều khó khăn trong công việc hoặc thiếu ý chí, tại sao bạn không nghĩ tới việc tìm kiếm thêm một vài người cùng đồng hành với mình? Khi có thêm những “trợ thủ đắc lực” thường xuyên đốc thúc, nhắc nhở và đồng hành, bạn sẽ có ý chí làm việc và không còn cô đơn như trước nữa.
Kết bạn nhiều sẽ giúp bạn cởi mở, vui vẻ và có thêm ý chí
- Tự thưởng trước những thành quả nhỏ
Ngoài việc kiên trì để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, bạn cũng nên tự dành lời khen thưởng, một món quà nho nhỏ cho chính mình khi đã đạt được thành tựu gì đó. Việc này sẽ giúp bạn có nhiều động lực hơn, từ đó củng cố thêm ý chí để tiến xa hơn trong tương lai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý chí nghị lực mà Điện máy Ba Miền muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu ý chí nghị lực là gì, các đặc điểm của người có ý chí nghị lực,... Chúc bạn nuôi dưỡng ý chí của mình thật tốt và luôn đạt được thành công trong mọi lĩnh vực!
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.