×
Chọn khu vực mua hàng

Hãy chọn tỉnh thành của bạn, bạn có thể thay đổi lại ở đầu trang

Hà Nội:    (Bản đồ)

Tư vấn: 0985 626 307

Đặt hàng: 0983 113 582

Hồ Chí Minh:   (Bản đồ)

Tư vấn: 0965 327 282

Đặt hàng: 0977 658 099

Máy ép plastic là gì? Hướng dẫn cách sử dụng đơn giản

Hiện nay, máy ép plastic hay các dòng máy ép mini đã trở nên vô cùng phổ biến với đời sống chúng ta. Trên thị trường có đủ chủng loại, mẫu mã, đa dạng về giá cả, với các loại máy khổ A3, A4, A5

Bạn vừa đầu tư cho bản thân một thiết bị ép plastic nhưng trước đó chưa từng sử dụng bao giờ?. Đừng quá lo lắng, hãy để Điện Máy Ba Miền chúng tôi hướng dẫn cho bạn cách sử dụng máy ép plastic chỉ gói gọn trong 8 bước, cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả!

Máy ép plastic là gì?

Máy ép plastic hay còn được gọi với những cái tên như máy ép nhựa, máy ép dẻo mini, máy ép keo, máy ép giấy, máy ép nhiệt,... Những thiết bị này có thể dễ dàng được bắt gặp ở những nơi như công ty, cơ quan, tiệm in ấn, văn phòng, tiệm chụp ảnh,... Đây là một thiết bị chuyên dụng nhằm tạo ra một lớp màng bao phủ, bao bọc lên các loại giấy tờ, tranh ảnh quan trọng.

Bên cạnh đó, các thiết bị này còn giữ cho giấy tờ hay các hình ảnh quan trọng khó phai mờ trước tác động môi trường.

Hiện nay, máy ép plastic hay các dòng máy ép mini đã trở nên vô cùng phổ biến với đời sống chúng ta. Trên thị trường có đủ chủng loại, mẫu mã, đa dạng về giá cả, với các loại máy khổ A3, A4, A5,… rất phù hợp với nhu cầu người dùng.

Ví dụ, nếu có loại máy ép làm bằng nhựa với thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với các gia đình, thì cũng sẽ có những loại máy phù hợp hơn cho các cửa hàng hay công ty. Một máy ép plastic mini có 4 lô ép, có thể ép nhựa và ép dẻo một cách nhanh chóng, bền đẹp.

Một số hãng cung cấp máy ép plastic uy tín mà bạn nên tham khảo như : máy ép plastic YT 320 (đặc biệt là các dòng YT 320 rulo lớn, YT 320 rulo trung bình, YT 460); TEXET (LMA3-V và LMA4-V); Media 320; Laminator ( A3330E và LM330T),...

Hướng dẫn sử dụng máy ép plastic hiệu quả, chi tiết nhất

Bước 1: Cho tài liệu vào màng nhựa

Đây là công đoạn đầu tiên và cũng là bước mà bắt buộc bạn phải thực hiện để sử dụng máy ép bọc (máy ép plastic).

Bước 1: Cho tài liệu vào màng nhựa

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại màng ép theo độ dày mỏng và kích thước khác nhau. Vì thế, khi lựa chọn kích thước màng ép phù hợp, bạn hãy chú ý tới kích thước khổ giấy tối đa của máy.

  • Chỉ để thừa ra một khoảng viền của màng ép sao cho mép thừa đó đủ để gấp lại. Lưu ý, bạn không nên đặt viền của màng ép và viền của giấy tờ bên trong trùng với nhau. Nếu tài liệu hay ảnh cần ép quá nhỏ, hãy dùng một màng ép với kích cỡ lớn hơn một chút để không bị lãng phí.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại màng ép dày hơn 14mm để ép ảnh, chứng minh thư, căn cước công dân, thẻ bảo hiểm,... Vì những màng ép dày như vậy sẽ giúp bảo vệ các vật được ép trong thời gian lâu dài hơn và bền bỉ hơn.
  • Mỗi máy ép sẽ cho phép độ dày của màng ép khác nhau, vì thế nếu bạn chọn màng ép quá dày hoặc quá mỏng cũng sẽ khiến cho vật ép của bạn bị hỏng, không được đẹp mắt hay thậm chí là máy ép của bạn sẽ bị lỗi theo.

Bước 2: Đặt tài liệu vào màng ép plastic

Đặt tài liệu vào trong màng ép không đơn thuần là đưa giấy tờ/tranh ảnh,... vào giữa màng ép của máy, mà chúng còn cần đến sự tỉ mỉ nhất định để có thể ra được thành phẩm đẹp nhất.

  • Thông thường, các loại máy để ép plastic sẽ phổ biến với loại màng ép có độ dày từ 3 đến 5mm. Với độ dày vừa phải như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng màng ép này với hầu hết các dòng máy mà không lo bị lỗi.
  • Nếu khổ giấy quá to và thừa nhiều mép, trước khi tài liệu vào màng, bạn hãy dùng kéo cắt bớt phần viền thừa để vừa vặn với khổ giấy, giúp cho giấy không bị kẹt trong quá trình ép.
  • Hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể ép cùng lúc nhiều tờ giấy/tài liệu/ảnh,... trên cùng một màng ép, sau đó dùng kéo để cắt thành những sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một vài dòng máy lại không cho phép chúng ta ép nhiều vật cùng một lúc, vì thế, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Bước 2: Đặt tài liệu vào màng ép plastic

Bước 3: Bật máy ép

Để sử dụng được các thiết bị ép plastic, bạn cần cắm dây điện trực tiếp vào nguồn điện và bật công tắc trên thân máy để khởi động.

Bước 3: Bật máy ép

Với những loại máy ép có công suất lớn, thời gian khởi động thường sẽ chậm hơn một chút và bạn cần chờ vài phút để máy bắt đầu ấm lên. Còn đối với những máy có công suất nhỏ hơn, thì tốc độ ép cũng như thời gian làm ấm của máy cũng đều nhanh hơn, thậm chí có những dòng máy chỉ mất khoảng 30 giây là đã sẵn sàng để có thể hoạt động.

Hầu hết, những dòng máy ép plastic trên thị trường hiện nay đều có đèn báo nhiệt để cho người dùng tiện theo dõi. Khi máy mới bắt đầu làm ấm, đèn tín hiệu sẽ có màu đỏ, chờ đến khi đèn chuyển dần sang màu xanh tức là bạn đã có thể bắt đầu ngay công việc của mình.

Lưu ý, máy ép plastic cần có một nhiệt độ vừa đủ để có thể làm chảy keo trong màng nhựa. Do đó, bạn không thể cho màng vào ép luôn khi máy vừa mới khởi động mà cần phải đợi máy nóng lên từ từ.

Bước 4: Tùy chỉnh nhiệt độ theo độ dày của màng

Để thiết bị hoạt động tốt nhất và tránh xảy ra các lỗi thường gặp, người sử dụng nên biết cách điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với độ dày của màng ép. Để làm được điều đó, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu trước về nhiệt độ cần thiết cho loại màng ép mà mình đang sử dụng.

Thông thường, trong mỗi một chiếc máy ép plastic sẽ đều kèm theo hướng dẫn sử dụng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo chúng để nắm được các thông tin về nhiệt độ ép plastic chuẩn xác nhất.

Bước 4: Tùy chỉnh nhiệt độ theo độ dày của màng

Bước 4: Tùy chỉnh nhiệt độ theo độ dày của màng

Với những loại màng ép dày, bạn cần tăng nhiệt độ thì mới đủ để làm keo tan chảy. Nếu nhiệt độ quá thấp, máy sẽ không thể nào ép được 2 lớp màng vào nhau, ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao, chúng có thể sẽ làm cháy giấy tờ hoặc tranh/ảnh của bạn.

Thông thường, những thiết bị ép plastic hiện đại đều được tích hợp tính năng điều chỉnh nhiệt độ thông qua núm xoay hoặc bảng điện tử để thuận tiện cho người dùng hơn. Trong khi đó, những chiếc máy ép plastic giá rẻ lại chưa chắc có được những núm điều khiển này, hoặc nếu có thì chúng cũng sẽ bị hạn chế nhiệt độ, gây cảm giác khó chịu cho người dùng và rất có thể sẽ mang lại thành phẩm không như mong đợi.

Bước 5: Chỉnh tốc độ phù hợp

Tốc độ ép được coi là một trong những thông số được mà người dùng nên quan tâm nhất khi lựa chọn cho mình model phù hợp. Những máy ép nhựa hiện đại đều có chức năng điều chỉnh tốc độ ép phù hợp, cho phép người sử dụng có thể thay đổi tốc độ của màng ép khi đi qua máy.

Bước 5: Chỉnh tốc độ phù hợp

Bước 5: Chỉnh tốc độ phù hợp

Hướng dẫn điều chỉnh tốc độ ép chuẩn xác nhất như sau:

  • Với những màng ép dày (>11mm), bạn cần phải chọn tốc độ ép chậm hơn để máy có thể ép kỹ hơn, đều hơn.
  • Đối với các loại màng ép mỏng (<11mm) thì bạn có thể giữ nguyên tốc độ ép như bình thường hoặc điều chỉnh nhanh hơn một chút nếu màng ép quá mỏng (3 - 5mm).
  • Tốt hơn hết, bạn vẫn nên theo dõi chi tiết phần hướng dẫn sử dụng kèm theo máy để có thể điều chỉnh được tốc độ ép phù hợp cho loại màng ép của bạn.

Bước 6: Đặt màng nhựa vào phần ép nhiệt

Đặt màng nhựa vào phần ép nhiệt là một bước vô cùng quan trọng, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh làm hỏng giấy tờ hay tranh ảnh của mình.

  • Đặt mép đã gấp kín của màng ép vào trước, mép còn hở cho vào sau để máy cố định chắc chắn được màng ép lên vật.
  • Để ép plastic không bị nhăn, bạn nên cho túi bọc vào từ từ, không cho quá nhanh hay nhét quá mạnh vì chúng có thể là nguyên nhân làm nhăn giấy, ảnh,...hoặc làm lệch vật thể trong màng ép.
  • Đưa mép của màng ép vào đúng chính giữa các trục rulo, các trục rulo này sẽ tự động quay và đưa màng ép đi qua máy.
  • Khi đưa màng ép vào máy, bạn cần làm thẳng chúng hết mức có thể và tránh cho vào góc bởi nó sẽ làm cho thành phẩm cuối cùng của bạn bị nhàu hoặc bị lỗi máy ép.

Bước 6: Đặt màng nhựa vào phần ép nhiệt

Bước 6: Đặt màng nhựa vào phần ép nhiệt

Bước 7: Chờ máy ép plastic xử lý trong 3 phút

Vì máy còn làm keo chảy và ép hoàn toàn các màng nhựa lên trên bề mặt giấy nên bạn cần phải đợi khoảng 3 phút để máy hoàn tất xử lý. Chỉ cần một sai lầm nhỏ như cố gắng kéo hoặc đẩy vật ép qua máy cũng không thể giúp máy hoạt động nhanh hơn, mà ngược lại chúng còn có thể khiến thành phẩm cuối cùng của bạn bị hỏng hoặc kẹt trong máy.

Bước 8: Để nguội và cắt tạo hình

Sau khi máy đã ép hoàn thành nhiệm vụ của mình, bạn cần chờ một chút để thành phẩm nguội bớt, sau đó mới cầm lên và chỉnh sửa. Bạn có thể dùng kéo để cắt đi những viền thừa sau khi ép nhằm giúp cho thành phẩm có tính thẩm mỹ và đẹp mắt hơn.

Bước 8: Để nguội và cắt tạo hình

Bước 8: Để nguội và cắt tạo hình

Một số câu hỏi thường gặp về máy ép plastic

Máy ép plastic có ép dẻo được hay không?

Máy ép plastic là một sản phẩm ép nhựa thông minh và hiện đại. Được sở hữu nhiều tính năng tiện ích, thiết bị này còn có thể ép dẻo, đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất.

Thực tế, các loại máy ép plastic có thể ép dẻo được là vì thiết bị có chức năng tự điều chỉnh được nhiệt độ. Vì thế, nếu muốn tìm kiếm và đầu tư cho bản thân, doanh nghiệp một thiết bị ép đa năng, bạn hoàn toàn có thể tìm đến những loại máy có các tính năng như trên.

Ngoài ra, để thực hiện chức năng ép dẻo hay ép plastic, bạn chỉ cần lựa chọn các chức năng ép tương ứng và điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với màng ép là được. Đối với các sản phẩm cần ép dẻo, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ máy ở 50 độ C là vừa đủ.

Máy ép plastic vẫn có thể ép dẻo một cách tiện lợi nhờ vào tính năng điều chỉnh nhiệt độ

Máy ép plastic vẫn có thể ép dẻo một cách tiện lợi nhờ vào tính năng điều chỉnh nhiệt độ

Nên mua máy ép plastic loại nào giá rẻ, tốt nhất?

Có thể nói, bạn có thể dễ dàng bắt gặp và mua máy ép plastic tại bất cứ đâu trên toàn quốc như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Nha Trang, Cần Thơ, Biên  Hòa, Vinh, Đà Nẵng, Bắc Ninh,... Thế nhưng việc lựa chọn ra dòng máy tốt nhất để đầu tư lại không phải chuyện đơn giản.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dòng máy ép plastic giá tốt đến từ nhiều thương hiệu đình đám khác nhau. Để có thể khẳng định được model nào nên dùng và đáng mua nhất, chúng còn cần dựa trên nhiều yếu tố như: nhu cầu sử dụng, thông số kỹ thuật phù hợp, giá thành, tính năng,...

Trên đây là toàn bộ thông tin về 8 bước để có thể sử dụng máy ép plastic hiệu quả nhất. Với bài viết này, bạn có thể áp dụng với hầu hết các loại máy ép plastic phổ biến trên thị trường hiện nay như: Laminator, YT 320, DSB, FEG, Media,... Chúc các bạn sử dụng thành thạo thiết bị của mình và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn hoặc tìm hiểu thêm về các loại máy ép plastic chính hãng, hãy liên hệ ngay tới hotline 0967 998 982 - 0987 661 782, chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn quý khách hàng miễn phí và mau chóng nhất!

Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

ĐIỆN MÁY BA MIỀN

Tin công ty
    Chia sẻ kinh nghiệm