Lễ cúng Tết Thanh Minh gồm những gì? Chi tiết về đồ cúng Tết Thanh Minh

Cập nhật : 27-03-2023, 11:28 am - Lượt xem : 591

Lễ cúng Tết Thanh Minh là dịp để con cháu nhớ về cội nguồn, bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên. Các trưởng bối luôn biết rõ mâm lễ cúng Tết Thanh Minh cần chuẩn bị những gì. Thế nhưng, với các bạn trẻ, rất nhiều người còn chưa biết mâm cỗ và cách cúng tết thế nào. Nếu bạn cũng vậy, đừng vội lướt qua bài viết dưới đây nhé.

Tết Thanh Minh là gì? Diễn ra vào khoảng thời gian nào?

Tết Thanh Minh được hiểu đơn giản là ngày tảo mộ, sửa sang các ngôi mộ ông bà tổ tiên. Con cháu sẽ làm sạch cỏ dại quanh mộ để tránh rắn rết, chuột đào hang, ẩn náu ảnh hưởng đến nơi an nghỉ của người đã khuất.

Theo văn hóa xưa, Tết Thanh Minh thường rơi vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch hàng năm. Đối với những gia đình truyền thống, họ thường cố định một ngày để cúng Tết. Như vậy con cháu sẽ tập trung về tham dự đông đủ, cả dòng họ sum họp, quây quần bên nhau.

Tết Thanh Minh được người dân Việt tổ chức hàng năm

 

 

Ngoài ra, vào ngày lễ này, khi đi qua những ngôi mộ vô danh, người ta thường thăm viếng và thắp nén hương. Điều này vừa thể hiện sự an ủi với linh hồn người đã khuất vừa giúp các gia chủ tích đức cho gia đạo của mình.

XEM THÊM:  Siêu trăng là gì? Khi nào có hiện tượng siêu trăng

Lễ cúng Tết Thanh Minh cúng gì?

Đối với lễ cúng Tết Thanh Minh, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ 2 phần là phần lễ cúng ở ngoài mộ và phần lễ cúng tại gia.

Sắm lễ cúng Tết Thanh Minh ra mộ

Việc sắp lễ Tết Thanh Minh thường sẽ được chuẩn bị trước từ 1 - 2 ngày. Gia chủ cùng con cháu sẽ đi tảo mộ và cúng lễ từ sáng sớm. Đồ cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ thường gồm:

  • Giấy ngũ sắc, nhang, đèn, vàng bạc, quần áo giấy
  • Các loại bánh, quả tươi
  • Trầu cau, rượu
  • Nước sạch
  • Các món ăn chay
  • Một bộ tam sinh. 1 bộ tam sinh trong các ngày đại lễ xưa thường có ba con vật bò, heo, dê. Tuy nhiên, trong Tết Thanh Minh các gia đình có thể tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình để cân nhắc chuẩn bị.

 

Phần lễ cúng Tết Thanh Minh ở ngoài mộ thường thấy

Tất cả những đồ lễ cúng Tết Thanh Minh thường được sắp xếp gọn gàng, chu đáo. Gia chủ cần phải bày chúng trên đĩa sau đó đặt ở nơi bằng phẳng trước phần mộ.

Lưu ý: Gia chủ cần phải có lễ cúng dành riêng cho các quan thần thổ địa. Các lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng này là hương, trầu rượu, tiền vàng, quần áo giấy…

Sắm lễ cúng Tết Thanh Minh tại nhà

Đối với phần lễ vật cúng Tết Thanh Minh tại nhà, các gia chủ có thể cân nhắc chuẩn bị dựa trên điều kiện của các gia đình. Bạn có thể chuẩn bị mâm cơm cúng Tết Thanh Minh hoặc hoa quả tươi. 

Trong trường hợp có điều kiện tốt, gia chủ có thể làm mâm cúng với đầy đủ xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến. Bên cạnh đó, bạn có thể sắm thêm hoa quả tươi, trà tàu, thuốc lá… 

Mâm cúng Tết Thanh Minh tại gia

Lưu ý: Nếu gia chủ chọn cúng hoa quả tươi thì không nên chọn các loại hoa quả quá nhiều màu sắc. Bạn nên chọn theo sở thích của người mất hoặc chúng có sự liên tưởng đến người đã khuất. 

Trong trường hợp không biết dâng loại hoa nào thì bạn có thể chọn hoa loa kèn, hoa cẩm chướng hoặc cúc vàng trắng nhé!

Cách cúng Tết Thanh Minh

Cách cúng Tết Thanh Minh ở ngoài mộ và tại gia có sự khác biệt nhẹ. Cụ thể cách cúng tết ở hai nơi như sau:

Cách cúng lễ Tết Thanh Minh ở ngoài mộ

Đầu tiên, các trưởng lão, con trưởng hoặc cháu đích tôn sẽ thực hiện phần lễ bái. Mọi người trong dòng họ phải đứng nghiêm túc, chắp tay vái lạy để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.

Trong quá trình xếp lễ, thắp hương người đứng chủ trì lễ cúng sẽ vái 3 lạy với quan thổ công thổ địa và đọc văn khấn Tết Thanh Minh. Sau khi cúng xong, họ sẽ chờ tuần nhang ở chỗ quan thần linh. Mọi người trong dòng tộc sẽ đến phần mộ tổ tiên thắp đèn, vái lạy và khấn tạ mộ.

Đừng quên sắm thêm tiền hương vàng để cúng quan thổ địa

Sau khoảng 1 giờ thì trưởng lão, con trưởng hoặc cháu đích tôn sẽ xin phép ông bà tổ tiên cho sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Đối với những ngôi mộ đã xây thfi dọn rác, đắp lỗ rắn, chuột đã đào. Với những phần mộ chưa xây thì các bạn cần phải bồi đắp thêm đất để phần mộ không bị xẹp.

Khi hương đã cháy hết ⅔ thì mọi người có thể xin hóa vàng và vái lạy, xin lộc về.

Cách cúng Tết Thanh Minh tại gia

Để cúng Tết Thanh Minh tại gia, điều đầu tiên mọi người cần làm đó là dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. Sau đó, các bạn hãy làm sạch bụi ở gần bàn thờ gia tiên. Khi đã làm sạch bàn thờ thì gia chủ đặt mâm cỗ cúng lên trên và mặc quần áo chỉn tề, sạch sẽ.

Cuối cùng, gia chủ lên hương, vái lạy và đọc văn khấn Tết Thanh Minh. Sau khi hết 1 tuần hương thì bạn có thể hóa vàng và xin thụ lộc.

XEM THÊM: Đũa mốc chòi mâm son là gì? Giải thích ý nghĩa câu nói

Lưu ý khi đi tảo mộ Tết Thanh Minh

Bạn đã nắm được kiến thức về tết Thanh Minh cúng gì phải không? Để ngày lễ này diễn ra một cách suôn sẻ và tổ tiên hài lòng, luôn phù trợ thì các gia chủ cần chú ý những điều sau:

  • Phụ nữ mang thai không nên đi tảo mộ. Bởi vì, cơ thể của bạn lúc này sẽ còn yếu, dễ bị nhiễm lạnh và hít phải khí độc.
  • Khi đi tảo mộ, con cháu cần phải nhẹ nhàng, không huyên náo hay xới vùng đất vụn ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh.
  • Mộ phần của tổ tiên nhất thiết phải được dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi.
  • Mọi người không được dẫm đạp lên phần mộ của người khác hoặc đá chân vào đồ cúng. 
  • Đối với những người có sức khỏe yếu, khi trở về nhà các bạn nên bước qua chậu than hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi khí độc.

Kết Luận

Lễ cúng Tết Thanh Minh là nét văn hóa đẹp của nước ta và luôn được mọi người trân trọng giữ gìn. Vì thế, mong rằng, với những thông tin mà dienmaybamien.com gửi đến hôm nay, quý bạn đọc đã nắm được phần lễ và cách cúng để bày tỏ sự biết ơn, tôn kính với tổ tiên nhé!

Nếu thấy hữu ích, hãy bấm like
Tin tức khác