×
Chọn khu vực mua hàng

Hãy chọn tỉnh thành của bạn, bạn có thể thay đổi lại ở đầu trang

Hà Nội:    (Bản đồ)

Tư vấn: 0985 626 307

Đặt hàng: 0983 113 582

Hồ Chí Minh:   (Bản đồ)

Tư vấn: 0965 327 282

Đặt hàng: 0977 658 099

Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm kinh tế, xã hội thời kỳ này

Lãnh địa phong kiến là gì? Kinh tế, xã hội, chính trị thời kỳ này thế nào? Tất cả sẽ được Dienmaybamien.com bật mí trong bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi!

Lãnh địa phong kiến là gì?

Khi học về Lịch sử chúng ta đều biết rằng, ở xã hội phong kiến Tây Âu có Lãnh địa phong kiến được biết đến là vùng đất rộng, gồm nhiều phần đất như đất dùng để trồng trọt, làm rừng, xây dựng lâu đài, thôn xóm nông dân. Lãnh địa phong kiến được ví như một quốc gia thu nhỏ hoạt động theo cơ chế tự cung tự cấp.

Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu

Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu

Đất lãnh địa phong kiến được phân thành 2 loại chính là đất thái ấp, đất phần. 

  • Đất thái ấp là những vùng đất có giá trị cao, chất lượng tốt và thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa.
  • Đất phần là những vùng đất mà lãnh chúa dùng để cho người dân trồng trọt và thu tô thuế.

Đặc điểm lãnh địa phong kiến

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu cụ thể như sau:

Kinh tế trong thời kỳ lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến Tây Âu tồn tại theo cơ chế tự cung tự cấp:

  • Nông nô ở thời kỳ này là những lực lượng sản xuất chính. Họ lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Lãnh chúa sẽ phân đất và các yêu cầu về sản xuất cho họ. Sau mỗi mùa vụ các nông nô đều cần nộp tô thuế cho lãnh chúa.
  • Cùng với việc sản xuất lương thực thì lãnh địa phong kiến Tây Âu cũng phát triển các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí,... Mục đích chính là cung cấp cho người trong lãnh địa và phòng trừ quân xâm lược.
  • Ở thời kỳ này, các hoạt động trao đổi kinh tế với bên ngoài gần như không có; chỉ có muối, sắt, tơ, đồ trang sức không thể sản xuất được thì lãnh chúa mới cấp quyền cho mua bán bên ngoài.

Nông nô là lực lượng sản xuất chủ chốt trong lãnh địa phong kiến

Nông nô là lực lượng sản xuất chủ chốt trong lãnh địa phong kiến

Đặc điểm về chính trị

Đặc điểm lãnh địa phong kiến Tây Âu thể hiện sắc nét nhất qua những đặc trưng về mặt chính trị của thời kỳ này. Chế độ chính trị vào thời kỳ này được gọi là chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi một lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

Trong lãnh địa, mỗi lãnh chúa sẽ có địa vị hệt như vua. Họ sẽ nắm quyền về chính trị, tài chính, quân đội và thuế tô. Không ai có thể can dự vào quyền của các lãnh chúa. Các lãnh địa trực thuộc quyền quản lý của từng lãnh chúa sẽ được xây dựng kiên cố. Chúng hệt như một pháo đài kín, có hào sâu, có quân lính bảo vệ và không ai có thể xâm phạm.

Đặc trưng về xã hội

Có 2 giai cấp tồn tại trong lãnh địa phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô:

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô để chiếm làm của riêng, sống sung túc. 

Trong khi đó, nông nô là những người dân nghèo phải chịu trách nhiệm sản xuất nuôi sống xã hội và cung phụng cho lãnh chúa. Đời sống của họ lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Nông nô sẽ không được cấp ruộng đất. Họ chỉ có thể nhận ruột đất do lãnh chúa cấp để sản xuất và nộp tô thuế. Tuy nhiên, nông nô vẫn có quyền tự do trong sản xuất, xây dựng gia đình và nuôi gia súc.

Lãnh chúa sống xa hoa, nông nô sống bần hàn trong lãnh địa

Lãnh chúa sống xa hoa, nông nô sống bần hàn trong lãnh địa

Đứng đầu lãnh địa phong kiến là ai?

Hiểu rõ khái niệm thế nào là lãnh địa phong kiến Tây Âu chắc chắn bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi này. Đúng vậy, người đứng đầu lãnh địa phong kiến là lãnh chúa. Ở Tây Âu, lãnh chúa có xuất thân từ những nhà chỉ huy quân sự, người có công trong việc lập vương quốc. 

Các lãnh chúa lợi dụng quyền hạn của mình để chiếm đất đai làm của riêng. Sau đó, lãnh chúa biến lãnh địa thành quốc gia riêng và cai quản vùng đất đó. Các lãnh chúa thường có quan hệ với nhau và nằm trong hệ thống phong kiến phong quân - bồi thần. 

Nguyên nhân hình thành lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

Lãnh địa phong kiến được hình thành từ những chính sách của người Giecman. Cụ thể:

  • Xóa bỏ bộ máy nhà nước cũ để thành lập vương triều mới
  • Thủ lĩnh tự xưng làm vua và phong tước vị
  • Chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô - ma cũ để chia cho nhau
  • Loại bỏ mọi tôn giáo nguyên thủy để tiếp thu Kito giáo
  • Xây dựng nhà thờ rồi tìm cách chiếm phần ruộng đất của người dân và biến họ thành nông nô của mình.

Hệ quả của những chính sách này là:

  • Làm xuất hiện các giai cấp nông nô, lãnh chúa, quý tộc tu sĩ, quan lại… 
  • Những người chiếm được nhiều ruộng đất sẽ tự xưng lãnh chúa và cai quản lãnh địa
  • Nông nô phải sống khổ sở và lệ thuộc bởi lãnh chúa
  • Hình thành các chính sách bóc lột người dân và thu lợi về cho các quý tộc, quan lại.

XEM THÊM: Núi lửa là gì? Nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì?

Kết Luận

Tin rằng, qua những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm lãnh địa phong kiến như thế nào? Nếu có bất cứ điều gì cần làm rõ hơn, mời bạn để lại thắc mắc ở phần bình luận bài viết. Dienmaybamien.com sẽ giúp bạn trong khoảng thời gian nhanh nhất!

 

Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

ĐIỆN MÁY BA MIỀN

Tin công ty
    Chia sẻ kinh nghiệm