×
Chọn khu vực mua hàng

Hãy chọn tỉnh thành của bạn, bạn có thể thay đổi lại ở đầu trang

Hà Nội:    (Bản đồ)

Tư vấn: 0985 626 307

Đặt hàng: 0983 113 582

Hồ Chí Minh:   (Bản đồ)

Tư vấn: 0965 327 282

Đặt hàng: 0977 658 099

kin hi tua ma đăm là gì? Kin hi tua ma đăm ăn rằm tháng bảy

Kin hi tua ma đăm là gì? Vì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S lại có một nền văn hóa, chữ viết và tiếng nói riêng, do đó nếu không phải người địa phương

Kin hi tua ma đăm là gì? Vì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S lại có một nền văn hóa, chữ viết và tiếng nói riêng, do đó nếu không phải người địa phương, chắc chắn bạn sẽ khá bỡ ngỡ khi gặp những từ này. Vì thế, để hiểu được rõ hơn ý nghĩa của câu nói trên, mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây!

Kin hi tua ma đăm là gì?

Kin hi tua ma đăm là gì? Kin hi tua ma đăm là một từ trong tiếng Tày (tạm dịch: ăn rằm tháng bảy). 

Đối với các dân tộc như: Tày, Nùng,... lễ rằm tháng 7 hàng năm được coi là một trong những ngày lễ đặc biệt và lớn nhất trong năm. Do đó, vào những ngày này, họ sẽ tổ chức lễ hội và ăn cỗ rất lớn. 

Ngoài ra, rằm tháng 7 này còn là một dịp để người Tày tưởng nhớ về cội nguồn, và là một dịp để con cháu đi xa làm ăn trở về quây quần, hội tụ bên gia đình.

Câu nói “kin hi tua ma đăm rằng tháng 7” nghĩa là gì

Câu nói “kin hi tua ma đăm rằng tháng 7” nghĩa là gì

Nguồn gốc của kin hi tua ma đăm?

Hình ảnh bánh gai trong phong tục

Hình ảnh bánh gai trong phong tục "Pây Tái" của người Tày, người Nùng

Theo cụ Vương Hùng - người dân tộc Tày bản địa cho biết rằm tháng 7 ở Cao Bằng mang rất nhiều ý nghĩa.

Đầu tiên, đây chính là một ngày đánh dấu quan trọng trong quá trình sản xuất của năm. Bởi cứ vào mùa này, bà con sẽ thu hoạch xong vụ ngô, lúa chiêm và đã cấy xong vụ mùa. Ngoài ra, việc lao động sản xuất đã thảnh thơi hơn, nên người dân khi đó chỉ cần đi làm cỏ, chăm bón và chờ đến ngày thu hoạch.  

Do đó, bà con sẽ mở tiệc ăn mừng, làm cỗ, thắp hương mời tổ tiên về chứng kiến và mong họ phù hộ cho trúng mùa, mưa thuận gió hòa, cây cối sinh trưởng tốt tươi.

Ý nghĩa thứ 2 của kin hi tua ma đăm ăn rằm tháng 7 là để tưởng nhớ những vong linh, những chiến binh của nghĩa quân Nùng Chí Cao đã ngã xuống sau cuộc chiến ác liệt ở Tổng Quỷ - Cao Bằng.

Vì thương tiếc, nhân nhân đã lấy ngày 14/7 làm ngày giỗ chung của quân binh. Trong ngày này, người dân sẽ thường làm “péng tái” (bánh gai) để cúng vong hồn của binh sĩ. 

Hình ảnh cây cổ thụ thờ danh tướng Nùng Chí Cao ở Cao Bằng

Hình ảnh cây cổ thụ thờ danh tướng Nùng Chí Cao ở Cao Bằng

Ngoài ra, người Cao Bằng còn có tục “Pây Tái” trong rằm tháng 7. Đây là dịp mà những cô con gái đi lấy chồng xa về thăm cha mẹ, gia đình. Quà mà những người này chọn người là một đôi vịt béo và một chục cặp bánh gai. Sau đó họ sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cơm và thưởng thức những món đặc sản của địa phương.

Một số từ địa phương phổ biến của người Tày - Nùng

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ địa phương Tày

Từ ngữ địa phương Nùng

Ruộng

Chiếc đũa

Thú

Thu

Cái này

Thây

Thay

Anh em

Pỉ noọng

Pỉ noọng

Tháng

Bươn

Bươn

Trâu

Vài

Vài

Con cóc

Ca rộc

Ca rộc

Khoe

Nhắm nhí

Nhắm nhí

Ngồi bệt

Pản chỏa

Pản chỏa

Khó xử

Lằn chằn

Lằn chằn

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về kin hi tua ma đăm mà Điện máy Ba Miền muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu được kin hi tua ma đăm là gì, nguồn gốc của kin hi tua ma đăm ăn rằm tháng 7 là gì. 

Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về kin hi tua ma đăm chưa được giải đáp, hãy để lại 1 comment, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể! Xin chào và hẹn gặp lại!

 

Bình luận về bài viết

Hatrang

Bình luận đang được kiểm duyệt !


ĐIỆN MÁY BA MIỀN

Tin công ty
    Chia sẻ kinh nghiệm