×
Chọn khu vực mua hàng

Hãy chọn tỉnh thành của bạn, bạn có thể thay đổi lại ở đầu trang

Hà Nội:    (Bản đồ)

Tư vấn: 0985 626 307

Đặt hàng: 0983 113 582

Hồ Chí Minh:   (Bản đồ)

Tư vấn: 0965 327 282

Đặt hàng: 0977 658 099

Bài nổi bật
Bài Liên Quan

Lòng tự trọng là gì? Biểu hiện của người có lòng tự trọng

Hành động đánh mất lòng tự trọng được xem như đánh mất giá trị của bản thân. Vậy lòng tự trọng là gì? Hậu của của việc đánh mất lòng tự trọng là gì? Làm thế nào để rèn luyện và nâng cao lòng tự trọng? Hãy cùng dienmaybamien.com phân tích và tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!

Lòng tự trọng là gì? 

Lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng là phẩm chất tự nhiên của bất kỳ ai, chúng được hiểu là sự coi trọng phẩm chất, danh dự và tư cách của bản thân mình. Do đó, nếu đánh mất đi lòng tự trọng, bạn sẽ đánh mất đi chính bản thân của mình.

Người có lòng tự trọng là những người có thể hiểu được giá trị của mình, biết mình là ai, mình có những gì,... và luôn cố gắng để bảo vệ lòng tự trọng của mình, không cho phép bản thân làm những điều trái lương tâm.

Châm ngôn hay về lòng tự trọng

Châm ngôn hay về lòng tự trọng

Theo từ điển tiếng Việt, tự trọng hay tính tự trọng còn được thể hiện qua những từ sau: đàng hoàng, văn minh, lịch sự, tế nhị,… Bên cạnh đó, những từ như: vô lễ, kém nhã nhặn, kém văn minh là từ trái nghĩa với tự trọng, ám chỉ những người không có lòng tự trọng.

Phân loại lòng tự trọng

Lòng tự trọng được chia thành 2 cấp bậc, đó là: lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Cụ thể, những người có lòng tự trọng thấp thường nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực và cho rằng mọi thứ không quan trọng đối với họ, từ đó có khuynh hướng làm mất đi giá trị của bản thân qua những hành vi sai trái.

Ngược lại, người có lòng tự trọng cao sẽ không bao giờ coi rẻ giá trị của bản thân, do đó mọi hành động và suy nghĩ của họ điều cho thấy họ là người chính trực, liêm khiết và dám làm dám nhận.

Ý nghĩa của lòng tự trọng

Khi có lòng tự trọng trong cuộc sống, chúng ta sẽ:

  • Tự tin hơn
  • Luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng tích cực mỗi ngày
  • Được nhiều người tôn trọng
  • Dễ dàng vượt qua những gian khổ, khó khăn để hoàn tốt mọi nhiệm vụ
  • Nâng cao uy tín cá nhân

Tự trọng sẽ giúp chúng ta tự tin, mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

Tự trọng sẽ giúp chúng ta tự tin, mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

Biểu hiện của lòng tự trọng

Trong cuộc sống, lòng tự trọng của một người luôn được thể hiện thông qua lời nói, hành động hàng ngày của họ. Chẳng hạn như: 

  • Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc bằng chính năng lực của bản thân
  • Sẵn sàng chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra và không bao giờ đổ lỗi cho người khác để phủ nhận những sai sót của bản thân

Người có tính tự trọng sẽ không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

Người có tính tự trọng sẽ không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

  • Lắng nghe lời góp ý của người khác với thái độ cầu tiến
  • Sống nhã nhặn và luôn hòa đồng, tôn trọng người khác
  • Là người có chính kiến, kiên định với mục tiêu của bản thân
  • Khó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực xung quanh
  • Không tham tiền của người khác
  • Nhặt được của rơi sẵn sàng trả lại cho người bị mất

Hậu quả của việc bị đánh mất lòng tự trọng là gì?

Khi không có lòng tự trọng, người ta sẽ luôn cảm thấy bản thân không đủ tài năng, không đủ bản lĩnh, không xứng đáng có được thành công; từ đó họ bắt đầu thu mình vào thế giới bao trùm sự nông cạn và thường bộc lộ những hành vi xấu.

Ngoài ra, người không có lòng tự trọng sẽ dễ bị tự ái, tổn thương và sợ người khác nhìn ra lỗi sai của bản thân. Chính vì thế, họ dần có thái độ bất cần đời, chối bỏ tất cả và có khuynh hướng thích coi thường và lăng mạ người khác.

Làm gì để rèn luyện & nâng cao lòng tự trọng của bản thân?

Sau khi đã hiểu tự trọng là gì, ý nghĩa, biểu hiện và hậu quả của việc đánh mất lòng tự trọng, dienmaybamien.com sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự trọng - con đường ngắn nhất giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân qua 4 phương pháp sau:

Suy nghĩ tích cực và “dám” tin tưởng bản thân

Có thể nói, suy nghĩ tích cực chính là giải pháp hiệu quả nhất, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự u mê, tự ti và ngờ vực bản thân. Hơn nữa, chỉ cần bạn lạc quan, yêu đời và luôn có một thái độ sống tích cực thì mầm mống của những điều xấu sẽ không có điều kiện để sinh sôi, phát triển. Từ đó, bạn sẽ sống với một tâm thế an nhiên, thiện lành nhất.

Hãy dám tin tưởng vào bản thân để tận hưởng trọn vẹn những ngày tháng vinh quang

Hãy dám tin tưởng vào bản thân để tận hưởng trọn vẹn những ngày tháng vinh quang

Mặt khác, bạn chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho bản thân, vì thế, hãy tin tưởng vào khả năng của chính mình và tự vỗ về, động viên bản thân để tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu mỗi ngày. 

Hiện thực hoá niềm tin

Để làm được điều này, bạn hãy ghi tất cả những điều bạn đang thực sự muốn làm ra một tờ giấy. Bởi chỉ khi bạn xác định được mục tiêu của mình thì mới vạch ra được những hướng đi cho hành động tiếp theo.

Lưu ý, bạn nên chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ, nối tiếp và kế thừa nhau. Bởi những mục tiêu càng đơn giản thì bạn sẽ càng dễ dàng đạt được. Cứ như vậy, đến khi bạn đạt được hết mục tiêu nhỏ thì mục tiêu lớn sẽ tự khắc được hoàn thành.

Thường xuyên giúp đỡ mọi người

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn muốn hài lòng với bản thân thì hãy đi giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người yếu thế hơn. Bởi khi thường xuyên giúp đỡ mọi người, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa hơn; từ đó nhận ra được giá trị của bản thân, được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn.

Thay đổi suy nghĩ về hoàn hảo

Nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng hoàn hảo chính là đích đến cuối cùng của thành công, là động lực giúp bản thân cố gắng mỗi ngày. Tuy nhiên, hoàn hảo chỉ mang tính tương đối; chúng có thể hoàn hảo theo cách nhìn của người này, nhưng chưa thực sự hoàn hảo theo suy nghĩ và cách nhìn của người khác.

Vì thế, thay vì tập trung tìm kiếm sự hoàn hảo và những hoài bão viển vông, bạn nên nỗ lực không ngừng nghỉ để biến bản thân trở thành một người tử tế, có giá trị cho gia đình, xã hội.

Đừng cố thay đổi sự hoàn hảo khi bạn chưa thay đổi và làm chủ chính mình!

Đừng cố thay đổi sự hoàn hảo khi bạn chưa thay đổi và làm chủ chính mình!

Nhìn chung, tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng của một cuộc sống tự tin, hạnh phúc và thịnh vượng sau này. 

Chính vì thế, bạn cần luyện tập suy nghĩ tích cực, vạch ra những mục tiêu cụ thể và nỗ lực hết mình để đạt được chúng. Đồng thời, bạn cũng nên mở rộng các mối quan hệ chất lượng để cuộc sống bản thân ngày một tươi sáng, hạnh phúc hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu tự trọng là gì, ý nghĩa của lòng tự trọng là gì, từ đồng nghĩa - trái nghĩa với lòng tự trọng là gì,... Ngoài ra, để hiểu biết hơn về bản thân và những sự vật diễn đang ra xung quanh, đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi tại dienmaybamien.com!

Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

ĐIỆN MÁY BA MIỀN

Tin công ty
    Chia sẻ kinh nghiệm