Núi lửa là gì? Nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì?

Cập nhật : 14-01-2023, 9:55 am - Lượt xem : 23126

Sau động đất, sóng thần, núi lửa chính là hiện tượng tự nhiên được con người xem như một “thảm họa”. Bên cạnh những lợi ích nhất định về mặt kinh tế, chúng cũng mang lại những tác hại không hề nhỏ tới con người và môi trường. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi “núi lửa là gì”, “nguyên nhân hình thành núi lửa là gì” chưa? Để trả lời cho những câu hỏi trên, hãy cùng dienmaybamien.com khám phá bài viết ngay sau đây!

Núi lửa là gì?

Theo Wikipedia, núi lửa là một ngọn núi có vết đứt gãy trên lớp vỏ, tạo thành miệng núi lửa - nơi cho phép các chất khoáng nóng chảy và khí ở dưới bề mặt Trái Đất phun chảy ra ngoài. Khi núi lửa phun trào, chúng có dạng chất lỏng ở nhiệt độ từ 700 - 1.200 độ C; khiến khu vực chúng chảy qua bị ảnh hưởng nặng nề.

Giải mã núi lửa là gì

Giải mã núi lửa là gì

Phân loại núi lửa

Hiện nay, trên thế giới có tất cả 3 loại núi lửa đó là:

  • Núi lửa đang hoạt động
  • Núi lửa đang hồi dung nham
  • Núi lửa không hoạt động (núi lửa chết)

Mặc dù được chia ra làm 3 loại, thế nhưng nhìn chung núi lửa vẫn có cấu tạo gồm 7 bộ phận như: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ống dẫn, cổ họng núi lửa, ngưỡng, miệng núi lửa và lỗ thoát.

Nguyên nhân sinh ra dung nham núi lửa là gì?

Như chúng ta đã biết, càng xuống sâu, nhiệt độ trong lòng Trái Đất càng nóng, thậm chí có nơi nhiệt độ đã chạm ngưỡng 6000 độ C; khiến phần lớn các loại đá cứng đều bị tan chảy.

Giải thích nguyên nhân sinh ra núi lửa

Giải thích nguyên nhân sinh ra núi lửa

Bên cạnh đó, khi đá bị đun nóng và tan chảy, chúng sẽ giãn nở ra và cần nhiều không gian hơn; từ đó, áp suất phía dưới Trái Đất đã khiến các dãy núi ngày một dâng cao hơn. Khi đạt đến một mức độ nhất định, chúng sẽ tạo thành các dòng mắc ma, phun trào và phá vỡ bề mặt Trái Đất, tạo thành núi lửa.

Lợi ích & tác hại của hiện tượng núi lửa phun trào là gì?

Lợi ích

  • Khoáng sản: Dung nham được phun trào từ lòng Trái Đất chứa rất nhiều thành phần khoáng sản quý hiếm, ví dụ như: thiếc, bạc, vàng và thậm chí là kim cương. Do đó, khi núi lửa tắt, chúng sẽ là nơi lý tưởng cho các hoạt động khai mỏ quy mô lớn nhỏ phát triển.
  • Năng lượng địa nhiệt: Hơi nóng từ trong lòng núi lửa sẽ được tận dụng để chạy tuabin sản sinh ra điện năng; nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình, doanh nghiệp. 
  • Đất đai màu mỡ: Đa phần các núi lửa rất giàu khoáng chất, tuy nhiên, nếu không có tác động của con người, các khối đá này phải trải qua hàng ngàn năm mới có thể vỡ vụn do, tạo thành nền đất vô cùng màu mỡ, trù phú.

Lợi ích của núi lửa đối với du lịch

Lợi ích của núi lửa đối với du lịch

  • Du lịch: Hàng năm, có đến hàng triệu du khách sẵn sàng chờ đến thời khắc được ngắm nhìn tận mắt những khối tro bụi màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Do đó, thật không khó hiểu khi xung quanh các ngọn núi lửa đang hoạt động hoặc đang chờ hồi dung nham lại xuất hiện rất nhiều “công trình” du lịch sầm uất, suối nước nóng tự nhiên,...

Tác hại

Với con người: Khi dung nham trào lên mặt đất với số lượng lớn, tốc độ nhanh, chúng có thể hủy diệt mọi vật thể sống trên đường chảy của mình. Ngoài ra, dung nham nóng chảy cũng sẽ phủ lấp, làm hư hại các công trình giao thông thủy lợi, nhà cửa và các tài sản khác do con người tạo ra.

Các mối nguy hiểm tiềm tàng khi núi lửa phun trào

Các mối nguy hiểm tiềm tàng khi núi lửa phun trào

Với thiên nhiên và môi trường:

  • Suy giảm tài nguyên sinh học: Khi núi lửa phun trào, chúng có thể gây cháy rừng, biến đổi môi trường sinh thái, tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt, xói mòn, lở đất,... Ngoài ra, các núi lửa ngầm hoạt động dưới hoặc xung quanh biển có thể gây ra những cơn sóng thần cực nguy hiểm.
  • Ô nhiễm môi trường: Với số lượng lớn tro bụi được sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước,... ảnh hưởng trực tiếp lên cả con người lẫn động vật sống xung quanh. 
  • Ảnh hưởng tầng Ozon: Núi lửa phun trào sẽ kèm theo một lượng hơi nước không hề nhỏ bốc hơi, kết tụ trong khí quyển và dẫn đến mưa. Tuy nhiên, chúng không hề có lợi cho tầng ozon và toàn bộ hệ sinh thái mà chúng đi qua. Bởi, trong lượng khí được phun lên rất giàu lưu huỳnh, khi kết tụ lại với số lượng lớn, lưu huỳnh có thể phá vỡ tầng ozon, tầng bình lưu, ion hóa không khí và gây ra bão điện.

Việt Nam có núi lửa không?

Vào 15/2/1923, nhiều vùng đất tại Phan Thiết bị chấn động mạnh trong thời gian dài, khiến nhà cửa nghiêng ngả và người đứng không vững. Sau đó, một thủy thủ trên tàu Vacasamaru Nhật Bản đã phát hiện thấy một đám khói đen đang dựng đứng, kèm theo những tiếng nổ mạnh theo từng đợt với rất nhiều bùn đá, hơi nước và tạp chất.

Sau này, khi núi lửa đã ngừng phun, người ta mới phát hiện ra có một ngọn núi lửa nhỏ mới hình thành tại nơi đây. Tuy nhiên, vì chúng vẫn còn nóng âm ỉ nên vào 30/3/1923, núi lửa đã phun trào trở lại, mang theo hàng tá lợi ích và nguy hiểm tiềm tàng cho con người và thiên nhiên.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, núi lửa đã từng xảy ra ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại, những địa điểm trên vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích của núi lửa đã tắt; miệng núi lửa hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo, thường bị lấp kín hoặc được tích nước và trở thành hồ nước như Tơ Nưng ở Pleiku.

Đặc biệt, theo một số nhà khoa học, núi lửa đã từng xuất hiện trong phạm vi Hà Nội, nhưng chúng đã ngủ yên trên 250 triệu năm nên sẽ vô hại, không gây nguy hiểm cho người dân. Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách khó khăn trong việc tìm kiếm núi lửa bởi phần lớn các hố sâu tại Hà Nội đã đều bị lấp đầy, thi công, khai thác,...

Trên đây là toàn bộ thông tin về núi lửa mà dienmaybamien.com muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu núi lửa là gì, có bao nhiêu loại núi lửa, nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì và những lợi ích - tác hại mà chúng mang lại.

Ngoài ra, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc truy cập vào website của chúng tôi để theo dõi thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé! 

Nếu thấy hữu ích, hãy bấm like
Tin tức khác